Trước khi giải đáp câu hỏi thiểu năng tuần hoàn não nên ăn gì bạn cũng cần tìm hiểu và nắm bắt thông tin chung về thiểu năng tuần hoàn não. Đây là bệnh lý liên quan đến lưu lượng máu lên não ít hơn nhu cầu của não dẫn đến thiếu oxy và thiếu dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của não và thần kinh. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của não bộ.
Khi bị thiểu năng tuần hoàn não thể nhẹ bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu gồm đau đầu, chóng mặt, tập trung kém, hoa mắt, trí nhớ giảm,... Khi bệnh không được điều trị sớm và ngày càng nặng hơn, bệnh nhân có thể bị mất trí nhớ, nói lắp bắp, đột quỵ, tinh thần kém,...
Tỷ lệ người bệnh thiểu năng tuần hoàn não chủ yếu là người lớn tuổi nhưng đến nay, số lượng người trẻ tuổi mắc bệnh này đang ngày một tăng cao. Nghiên cứu cho thấy một số yếu tố có thể gây bệnh phải kể đến như:
Hoạt động trí não nhiều, liên tục với áp lực cao, cường độ căng thẳng liên tục trong thời gian dài.
Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày không đảm bảo nhu cầu của cơ thể, lượng đường nạp nhiều, dư thừa chất béo.
Không vận động, lười tập thể dục,... cũng là tác nhân làm khả năng lưu thông máu giảm.
Áp lực cuộc sống, stress, lo âu trong thời gian dài dẫn đến bệnh tâm lý, trầm cảm,,... và nguy cơ cao thiểu năng tuần hoàn não.
Một số loại thực phẩm tốt giúp cải thiện tuần hoàn não
1. Nhóm giàu đạm, sắt
Thịt bò: giàu đạm, sắt, vitamin B2, B6 và B12 thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, cung cấp oxy cho các tế bào của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
Cá hồi: Giàu axit béo không no, các khoáng chất kali, canxi, kẽm, photpho và các, vitamin A, B6, B12, D... tốt cho hoạt động của não bộ.
Hải sản: giàu kẽm, sắt, vitamin b12 và các axit amin giúp cơ thể sản sinh hồng cầu, chống mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường sức đề kháng,... tăng lưu thông máu và cung cấp oxy cho não bộ.
Lòng đỏ trứng gà: chứa đạm có giá trị sinh học cao, giàu canxi, sắt, photpho cùng nhiều loại vitamin tham gia vào quá trình tạo máu.
2. Nhóm giàu sắt và vitamin
Rau chân vịt (bó xôi): là “đại diện” tiêu biểu của nhóm rau xanh khi giàu chất sắt, vitamin B12 và axit folic.
Bông cải xanh: có nhiều chất xơ, chất sắt, vitamin A, C và magie.
Rau cần tây: chứa nhiều axit amin, sắt, kẽm và nhiều loại vitamin giúp tăng tuần hoàn máu.
Bí ngô: chứa nhiều vitamin C, carotene, sắt, canxi, protein, kẽm....
Cà rốt: giàu beta-carotene, vitamin C, D, A, B, E, axit folic và kali, sắt, canxi,magie, photpho giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu hiệu quả.
Lựu: Gàu sắt, canxi, magie, vitamin C ... có vai trò chống oxy hóa và tăng hấp thu sắt, tham gia tạo máu.
Dâu tây và quả mâm xôi: Giàu folate, cacbohydrate, kẽm, chất xơ và chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao, sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt và tăng cường miễn dịch.
Nho đen khô: Chứa hàm lượng vitamin C và sắt cao giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt, từ đó làm tăng hemoglobin tạo máu.
Quả mận: Chứa nhiều chất xơ và các chất magie, chất sắt, một lượng vitamin A, E khá cao giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do gây hại, giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
3. Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu não. Hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và giảm các triệu chứng đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não.
THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE GINKOCAL EXTRA Q10
Giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu não. Hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và giảm các triệu chứng đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não.