Suy giảm trí nhớ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt từ độ tuổi trung niên. Do đó, tìm hiểu cách cải thiện trí nhớ từ sớm sẽ giúp mọi người chủ động làm chậm quá trình này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ điển hình như tuổi tác, di truyền, bệnh lý… Ngoài ra, một số yếu tố rủi ro cũng có thể là tác nhân gây giảm hay mất trí nhớ, chẳng hạn như lối sống kém lành mạnh, tai nạn ảnh hưởng đến não bộ…
Tìm hiểu cách cải thiện trí nhớ?
Để cải thiện trí nhớ hiệu quả, trước hết cần tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ngoài những nguyên nhân không thể thay đổi như bệnh lý, tai nạn, di truyền…, một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây suy giảm trí nhớ điển hình như:
Lạm dụng thuốc lá, bia rượu: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên hút thuốc có vỏ não mỏng hơn người không hút thuốc. Đồng thời, việc lạm dụng rượu bia có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của bộ não. Trong đó, Hội chứng Korsakoff là dạng rối loạn não, có thể làm giảm trí nhớ, liên quan trực tiếp đến việc lạm dụng nhiều bia rượu.
Nạp quá nhiều chất béo xấu vào cơ thể: Ăn quá nhiều món chứa chất béo xấu, đặc biệt là thức ăn nhanh, có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn. Mặt khác, dung nạp không đủ chất béo tốt cũng tác động tiêu cực đến trí nhớ. Ước tính khoảng ⅔ thành phần tạo nên bộ não của con người là chất béo. Vì vậy, bổ sung chất béo tốt với lượng vừa đủ vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bảo vệ sức khỏe đồng thời hỗ trợ cải thiện trí nhớ hiệu quả.
Không đảm bảo chất lượng giấc ngủ: Chất lượng giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng đối với chức năng của não bộ. Thiếu ngủ thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, khiến bộ não không thể ghi nhớ và xử lý ký ức dài hạn.
Lười vận động: Những người không thường xuyên tập thể dục có thể gặp nhiều vấn đề xấu liên quan đến não bộ, đặc biệt là ở khả năng ghi nhớ. Ngoài ra, việc ít vận động sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ tuổi già.
Mọi người thường chủ quan và bỏ qua các biểu hiện của chứng suy giảm trí nhớ. Thống kê cho thấy, tỷ lệ người mắc phải tình trạng nhớ kém, thậm chí là mất trí nhớ ngày càng tăng cao và có xu hướng trẻ hóa nhanh chóng. Vì vậy, tìm cách cải thiện trí nhớ là việc làm cần thiết đối với tất cả mọi người.
Gợi ý những cách cải thiện trí nhớ
Hiện nay, bệnh suy giảm trí nhớ vẫn chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc bổ thần kinh, tăng cường tuần hoàn máu,… Để đảm bảo cải thiện bệnh và hạn chế các tác dụng phụ, bệnh nhân nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, đảm bảo đúng liều lượng và thời gian uống thuốc.
Ngoài dùng thuốc, những cách cải thiện trí nhớ tự nhiên cũng có thể mang lại hiệu quả cao và được nhiều người áp dụng:
1. Duy trì chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất
Các chất dinh dưỡng rất tốt cho hoạt động não bộ, chống lại các gốc tự do và giúp chúng ta tăng cường trí nhớ. Đặc biệt, các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung một số thực phẩm như:
- Các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo lành mạnh như dầu oliu, hạt óc chó, bơ, hạt lanh hay lòng đỏ trứng,..
- Các loại thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể kể đến như ớt chuông, hành tây, quả mọng, bông cải xanh, nghệ, rau thơm,…
- Các loại cá béo như cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ,…
- Một số loại đồ uống có chứa caffeine có thể giúp bạn cải thiện trí nhớ trong thời gian ngắn hạn như trà, cà phê,… Tuy nhiên, chỉ nên uống với lượng vừa phải và không nên lạm dụng.
- Ngoài ra, có thể bổ sung một số loại thực phẩm như rong biển, socola đen, lúa mì,…
2. Ngủ đủ giấc và ngủ ngon giấc
Trung bình, mỗi người nên ngủ từ 7 đến 8 tiếng một đêm. Việc ngủ đủ giấc có những tác động rất tích cực đến não bộ, giúp phòng ngừa và cải thiện trí nhớ rất hiệu quả. Một số phương pháp giúp bạn ngủ ngon giấc như:
- Không thức quá khuya, nên đi ngủ và thức dậy vào đúng thời điểm. Chẳng hạn, nên giữ thói quen đi ngủ trước 23 giờ và thức dậy vào lúc 6 giờ sáng.
- Không dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ. Thay vào đó, bạn nên tập thiền, tập yoga nghe nhạc,…
- Có thể ngủ trưa khoảng 30 phút mỗi ngày.
3. Rèn luyện não bộ bằng các bài tập đặc biệt
Hãy giúp bộ não của bạn khỏe mạnh hơn, dẻo dai hơn bằng những bài tập đặc biệt. Thay vì lặp đi lặp lại những công việc nhàm chán, hãy thoát ra khỏi vùng an toàn, thực hiện nhiều thử thách mới giúp tăng cường trí não. Đó có thể là tập chơi cờ vua, giải đoán ô chữ, vẽ tranh, khiêu vũ,…
4. Tập thể dục mỗi ngày
Đây là cách rèn luyện sức khỏe hiệu quả và cũng rất tốt cho não bộ. Tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường lưu thông máu và oxy đến não, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa và các bệnh suy giảm trí nhớ, giúp cơ thể phục hồi tốt, chống căng thẳng, mệt mỏi và giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng.
5. Tích cực giao tiếp với mọi người xung quanh
Sự kết nối, giao tiếp với mọi người có thể giúp bạn không cảm thấy cô đơn, cải thiện chức năng và hạn chế tổn thương não bộ. Khi ở bên cạnh và trò chuyện với những người có năng lượng tích cực, cơ thể sẽ tăng cường sản sinh các loại “hormone hạnh phúc” tăng cường khả năng nhận thức và hỗ trợ não bộ hoạt động tốt hơn.
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ và căn bệnh này cũng đang có dấu hiệu trẻ hóa trong những năm gần đây. Tuy rằng không thể ngăn chặn bệnh nhưng những cách cải thiện trí nhớ nêu trên có thể mang lại hiệu quả rất bất ngờ dành cho bạn.