Cục máu đông (huyết khối) là những khối máu trông giống như thạch. Chúng có thể xuất hiện ở động mạch hoặc tĩnh mạch ở tim, não, phổi, bụng, cánh tay hoặc ở chân.
Theo các nhà khoa học thì cục máu đông là “con dao 2 lưỡi”. Mặt tốt là sẽ giúp cầm máu và làm lành vết thương. Tuy nhiên đôi khi, cục máu đông lại hình thành bên trong các mạch máu khi không có thương tích bên ngoài hoặc chúng không thể tự tan ra. Trường hợp này sẽ gây đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi cũng như nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Có ba loại cục máu đông, bao gồm:
Huyết khối tĩnh mạch nông: Chúng xuất hiện gần với bề mặt da, vùng da tấy đỏ, cứng và thấy đau khi chạm vào.
Huyết khối tĩnh mạch sâu: Được hình trong tĩnh mạch chân, tay, xương chậu hoặc các tĩnh mạch lớn trong cơ thể. Người bệnh sẽ thấy sưng phù một hoặc cả hai chân, bắp chân và vùng chân xuất hiện những cơn đau quặn thắt.
Thuyên tắc phổi: Trong một số trường hợp, khối huyết tách ra và di chuyển qua tim đến phổi, cản trở lưu lượng máu đến phổi (thuyên tắc phổi).
Nguyên nhân hình thành cục máu đông.
Thông thường, khi cơ thể bị thương, các tiểu cầu và protein trong huyết tương sẽ “dính” lấy nhau tạo thành cục máu đông giúp cầm máu và bảo vệ vết thương. Sau khi vết thương đã lành, chúng sẽ tự động tan ra và biến mất.
Tuy nhiên, ở một số người, cục máu đông có thể xuất hiện không theo nguyên lý thông thường đó. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện bất thường của cục máu đông, cụ thể là:
Do xơ vữa động mạch: Cholesterol trong máu cao sẽ hình thành nên các mảng xơ vữa, khi chúng bị nứt ra sẽ kích hoạt quá trình đông máu.
Do sự bất thường dòng chảy của máu: Rung nhĩ cùng huyết khối tĩnh mạch sâu sẽ dẫn đến sự hình thành cục máu đông do sự di chuyển chậm của máu.
Cục máu đông được hình thành do nứt vỡ mảng xơ vữa bên trong lòng mạch máu
Ai có nguy cơ bị đông máu bất thường?
Bất kỳ ai cũng có thể mắc cục máu đông không kể tuổi tác, già, trẻ. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây sẽ có nguy cơ cao hơn bị cục máu:
Người thừa cân, béo phì.
Người có các bệnh lý nền: Huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, mỡ máu cao, đái tháo đường,...
Người cao tuổi (Nguy cơ tăng cao hơn với những người trên 60 tuổi).
Yếu tố di truyền từ gia đình.
Người không có khả năng di chuyển hoặc bị hạn chế đi lại trong thời gian dài và thường xuyên (liệt hoặc ngồi làm việc văn phòng,...).
Người hút thuốc lá, rượu, bia.
Biến chứng khi có cục máu đông.
Cục máu đông được hình thành trong những tĩnh mạch nhỏ thường không nghiệm trọng. Tuy nhiên, nếu hình thành ở những tĩnh mạch sâu hơn, chúng có thể di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể gây tắc nghẽn và ảnh hưởng đến tính mạng. Cụ thể như:
Não: Sự xuất hiện của cục máu đông ở đây làm tắc mạch máu não có thể gây đột quỵ, liệt hoặc tử vong.
Tim: Nếu cục máu đông hình thành trong buồng tim hoặc ở các mạch máu xung quanh tim sẽ cản trở lưu lượng máu đến tim, lâu dần dẫn đến suy tim.
Phổi: Cục máu đông ở tay, chân vỡ ra và di chuyển vào phổi gây tử vong do thuyên tắc phổi.
Ở phụ nữ mang thai, khả năng vận động bị hạn chế. Nếu số lượng huyết khối nhiều có thể dẫn đến thiểu năng nhau thai (không cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho thai nhi), hạn chế thai nhi phát triển bình thường.
Các phương pháp điều trị cục máu đông
Hiện nay, chưa có cách làm tan cục máu đông trong não, trong tim hoàn toàn. Việc kết hợp nhiều phương pháp như: Dùng thuốc điều trị, bổ sung các sản phẩm hỗ trợ làm tan huyết khối cùng với một lối sống khoa học sẽ giúp cải thiện và ngăn ngừa nguy cơ tái xuất hiện huyết khối trong tương lai.
Bổ sung sản phẩm hỗ trợ làm tan các cục máu đông
THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE GINKOCAL EXTRA Q10
Giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu não. Hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và giảm các triệu chứng đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não.