Trước kia, tắc mạch máu thường xảy ra ở người lớn tuổi, người béo phì nhưng hiện nay, do lối sống thiếu lành mạnh mà bệnh đã xuất hiện ngày càng phổ biến hơn ở người trẻ. Đây là bệnh lý nguy hiểm do làm giảm hoặc mất hoàn toàn nguồn máu cung cấp đến các cơ quan, nội tạng, gây suy giảm chức năng và hoại tử tế bào. Dấu hiệu tắc mạch máu khá đa dạng và khác nhau tùy vào từng vị trí mạch máu bị tắc trong cơ thể.
Tắc nghẽn mạch máu có nguy hiểm không?
Trong các dạng tắc mạch máu, tắc mạch máu não được đánh giá là nguy hiểm nhất do não là cơ quan nhận đến 20% lượng máu cung cấp toàn cơ thể. Thiếu máu lên não hoặc tắc mạch máu trong não chỉ trong thời gian ngắn đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn ngôn ngữ, liệt nửa người, đại tiểu tiện khó khăn,…
Ngoài tắc mạch máu não thì mạch máu ở các vị trí khác trong cơ thể bị tắc nghẽn cũng đều gây ảnh hưởng nhất định đến cơ thể, đặc biệt là các cơ quan nhận máu tương ứng. Thời gian tắc nghẽn càng lâu với mức độ càng nghiêm trọng thì hậu quả càng nặng.
Điều trị loại bỏ sớm nguyên nhân gây tắc mạch máu là biện pháp quan trọng để giảm mức độ nguy hiểm của bệnh.
Dưới đây là các dấu hiệu để nhận biết sớm chứng bệnh này:
1. Một phần tay chân bị sưng tấy
Cẳng chân hoặc tay đột nhiên sưng lên là dấu hiệu phổ biến nhất của DVT. Máu đông có thể làm tắc động mạch đến chân, khiến máu nghẽn lại gây sưng.
Dấu hiệu này thường bị bỏ qua khi bạn ngồi quá lâu nhưng nếu nó đột ngột xuất hiện đi kèm với cơn đau thì bạn nên đi khám.
2. Đau tay, chân
DVT thường đi kèm với các triệu chứng khác như sưng tấy, đỏ nhưng cũng có khi chỉ có một triệu chứng. Cơn đau từ máu đông có thể bị lầm với đau cơ, chuột rút, nên người bệnh bỏ qua rất nguy hiểm.
Nếu đột nhiên bị đau khi đang bước, giãn cơ hoặc hướng bàn chân lên trên, phần da gần đó bị đổi màu, bạn nên đi khám.
3. Các vết đỏ trên da
Bạn có thể thấy vùng da đổi màu như bị bầm nhưng thường thấy nhất là những vết đỏ chạy dọc mạch máu, khiến tay chân trở nên ấm hơn khi chạm vào.
4. Đau ngực
Đây có thể là dấu hiệu đau tim nhưng cũng có thể là PE. Cơn đau của PE sắc nhọn, nhức nhối và càng xấu hơn khi bạn hít thở sâu.
Đau tim thường lan truyền từ phần trên cơ thể như vai, hàm, cổ. Khi bị đau, bạn nên nhanh chóng gọi cấp cứu.
5. Hơi thở ngắn, tim đập nhanh
Cục máu đông trong phổi khiến dòng trao đổi oxy chậm lại, khi ấy tim sẽ đập nhanh hơn để bù lại.
Cảm thấy tức ngực và có vấn đề khi thở sâu là dấu hiệu cảnh báo của PE. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, thậm chí ngất đi, cần cấp cứu lập tức.
6. Ho không lý do
Nếu bạn bị hơi thở nông, tim đập nhanh, đau ngực đi kèm với ho, có thể đó là PE. Đa phần đó là ho khan nhưng vài người có thể ho ra đờm hoặc máu.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ tắc mạch máu
Tắc mạch máu là một trong những vấn đề mạch máu cần lưu ý bởi đây có thể là nguyên nhân gây khởi phát nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm một cách âm thầm. Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh, hãy nắm rõ các yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng tắc mạch máu bao gồm:
Chỉ số cholesterol trong máu cao, đặc biệt là cholesterol xấu dễ bám vào thành mạch gây hẹp mạch máu, bít tắc lưu thông máu.
Huyết áp cao: Huyết áp đạt trên mức 140/90 mmHg thì lưu thông máu toàn cơ thể kém hơn.
Hút thuốc lá: Chất độc trong khói thuốc lá dễ dàng gây tổn thương, làm thắt chặt các mạch máu trong cơ thể, ngoài ra cũng thúc đẩy tăng huyết áp và mỡ máu.
Người thừa cân, béo phì có nguy cơ tắc mạch máu cao
Thừa cân, béo phì: Là những đối tượng có chỉ số BMI đạt trên 25, đặc biệt với chế độ ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh.